Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Giới thiệu tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

GIỚI THIỆU

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.Bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm.

    Sửa đổi lối làm việc được Bác Hồ viết và hoàn thành vào tháng 10/1947. Tình hình đất nước và công tác xây dựng Đảng lúc này có nhiều điểm mới, đặt ra nhiều yêu cầu mới:

-Về tình hình đất nước:

   +1947 năm đầu tiên toàn quốc kháng chiến chống Pháp.Các cơ quan của Đảng, Chính phủ, đoàn thể chuyển lên chiến khu, hoạt động trong điều kiện chiến tranh, phân tán.

    +Ta tiến hành kháng chiến chống Pháp trong điều kiện tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Vì vậy, mọi cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, nêu cao đạo đức cách mạng, dám chấp nhận hi sinh, gian khổ, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết…

-Đối với Đảng ta:

    +Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.

    +Thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến, kiến quốc”, trong điều kiện cả nước có chiến tranh, Đảng chủ trương xây dựng “các chi bộ tự động công tác”, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo của các cấp bộ Đảng.

    Chính trong bối cảnh đó, để có tài liệu cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng trên các mặt tư tưởng, đạo đứcphương pháp làm việc, Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z đã viết tác phẩm SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC.

2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

    Tác phẩm tập trung nói về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, phương thức, phương pháp lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng trong điều kiện kháng chiến, kiến quốc.

3. Kết cấu của tác phẩm.

    Về hình thức, tác phẩm được chia thành 6 mục lớn, đánh số thứ tự từ I đến VI. Gồm:

    I. Phê bình và sửa chữa. II. Mấy điều kinh nghiệm. III. Tư cách và đạo đức cách mạng. IV. Vấn đề cán bộ. V. Cách lãnh đạo. VI. Chống thói ba hoa. Trong mỗi mục lớn có nhiều mục nhỏ, được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ, bảo đảm tính liên hoàn, chỉnh thể của một tác phẩm lý luận.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

    Sửa đổi lối làm việc là tác phẩm lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập rất bổ ích, thiết thực của cán bộ, đảng viên để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác. Nội dung cơ bản của tác phẩm tập trung vào 7 vấn đề sau :

             SĐLLV của Đảng - yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng.

             Vai trò của lí luận và tổ chức thực tiễn.

             Vấn đề bản chất và tư cách của Đảng cách mạng.

4.   Vấn đề đạo đức cách mạng.

5.   Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.

6.   Phương thức lãnh đạo của Đảng.

7.   Phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng.

1. Sửa đổi lối làm việc của Đảng – yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng.

    -Trong tác phẩm, Bác Hồ chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phong cách, phương pháp công tác. Xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, vừa lâu dài, vừa cấp bách như là một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

Sở dĩ như vậy là  vì :

+Sửa đổi lối làm việc để Đảng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng của mình.

+Sửa đổi lối làm việc để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, làm cho Đảng không ngừng lớn mạnh.

+Sửa đổi lối làm việc để giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên khắc phục những sai lầm, khuyết điểm. 

-Theo Bác, có 3 loại khuyết điểm sau cần được khắc phục :

   +Khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan, mà nguyên nhân chính là kém lí luận, hoặc khinh lí luận, hoặc lí luận suông, không đem lí luận thực hành trong cuộc sống.

    +Khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng với ngoài Đảng, tức là bệnh hẹp hòi, ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết, phá hoại sự đoàn kết toàn dân.

   +Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là bệnh ba hoa.

-Hồ Chí Minh coi các bệnh chủ quan, ích kỉ, hẹp hòi, cá nhân, bản vị, cục bộ…, mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Đây là địch bên trong và nó là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, phải ra sức ngăn ngừa, phải quyết tâm chữa trị hết những căn bệnh đó. Từ đó SĐLLV là nhiệm vụ chung của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên.

2.Vai trò của lí luận và tổ chức thực tiễn

    Trong SĐLLV, Bác Hồ nhấn mạnh vai trò của lí luận, của thực tiễn và quan hệ giữa lí luận và thực tiễn.

-Theo Bác, “ Lí luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kĩ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lí luận chân chính”.

-Theo Bác, lí luận như cái kim chỉ nam, chỉ rõ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lí luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Người chỉ  rõ: “ Có kinh nghiệm mà không có lí luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ…”.

-Lí luận phải liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Bác nói: “Lí luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lí luận mà không áp dụng vào thực tế là lí luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lí luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”. Lí luận và thực hành có quan hệ qua lại: Lí luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhìn theo lí luận…”

Đánh giá cao vai trò của lí luận và thực hành, Bác Hồ kết luận:

    Mỗi cán bộ, đảng viên phải học lí luận, phải đem lí luận áp dụng vào công việc thực tế; phải gắng học, học thì phải hành; phải chữa cái bệnh kém lí luận, khinh lí luận và lí luận suông. Bên cạnh học lí luận, người cán bộ phải có ý thức biết tổng kết kinh nghiệm trong công tác. Phê bình và tổng kết kinh nghiệm công tác là quy luật tiến bộ trong sự nghiệp cách mạng.

3.Vấn đ bản chất và tý cách của Đảng cách mạng

-Theo Bác, bản chất của một Đảng thể hiện ở mục tiêu, lí tưởng và lợi ích mà nó đại diện. Đối với Đảng ta, bản chất đó đã được Người xác định: ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác.

    Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hóa, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng thì tức là Đảng được giải phóng.

-Bác Hồ đã nêu ra 12 điều thuộc về tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, theo đó, Người nhấn mạnh “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng ”.

-Đảng phải liên hệ mật thiết với quần chúng, giữ kỉ luật nghiêm từ trên xuống dưới, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình, không che giấu khuyết điểm của mình.

Theo Bác: Một Đảng mà giấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắn chắc, chân chính”.

“ 12 điều thuộc tư cách của một Đảng chân chính cách mạng ”:

 Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.

 Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lí luận cách mạng, và lí luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

 Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương.

Phải luôn luôn do nõi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có đúng hay không.

 Phải luôn luôn xem xét lại công tác của đảng. Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Phải đem tinh thần yêu nýớc và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

• Mỗi công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặt chẽ với dân chúng. Nếu không vậy, thì chẳng những không lãnh đạo đýợc dân chúng mà cũng không học đýợc dân chúng…

 Mỗi công việc của Đảng phải giữ vững tính cách mạng của nó, lại phải khéo dùng những cách thức thi hành cho hoạt bát…

 Đảng không che dấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ và để dạy bảo cán bộ và đảng viên.

 Đảng phải chọn lựa những ngýời rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo.

 Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài.

Đảng phải giữ kỉ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới…

 Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào.

      Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng.

        “Muốn cho đảng đýợc vững bền,

   Mười hai điều đó chớ quên điều nào”.

4.Vấn đề đạo đức cách mạng.

    Trong SĐLLV, Bác Hồ đề cập đến đạo đức cách mạng trên nhiều khía cạnh, tổng quát và toàn diện:

-Trýớc hết, Ngýời xác định rõ vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đối với Đảng nói chung và với từng cán bộ, đảng viên nói riêng.  Ngýời  đã  viết :

Cũng nhý sông thì có nguồn mới có nýớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ngýời cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đýợc nhân dân ”.

-Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Những tính tốt này, mang đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, từ đạo đức Nho giáo, đýợc Bác kế thừa, phát triển, thay đổi trật tự, vị trí. Nội dung của từng chuẩn mực này đã đýợc Bác giải thích theo một tinh thần hoàn toàn mới, mang tính cách mạng. Đó là :

    +NHÂN: là thật thà thýõng yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào…Kiên quyết chống lại những ngýời, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân…Sẵn lòng chịu cực khổ trýớc mọi ngýời, hýởng hạnh phúc sau thiên hạ…Không ham giàu sang, không  e  cực khổ, không sợ oai quyền.

    +NGHĨA: là ngay thẳng, không có tý tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kì to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ ngýời ta phê bình mình, mà phê bình ngýời khác cũng luôn luôn đúng đắn.

    +TRÍ: Vì không có việc tý túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lí luận. Dễ tìm phýõng hýớng. Biết xem ngýời. Biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc ngýời tốt, đề phòng ngýời gian.

    +DŨNG: là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.

    +LIÊM: là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sýớng. Không ham ngýời tâng bốc mình. Vì vậy, mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.

5.Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng

                  Trong tác phẩm SĐLLV, Hồ Chí Minh đã nêu ra một cách có hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ:

-Ngýời xác định rất rõ: Cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân. Cán bộ là những ngýời đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính Phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.

-Cán bộ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngýời viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Ngýời cán bộ phải hội đủ các tiêu chuẩn: Đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phýõng pháp công tác tốt, trong đó đạo đức là gốc, là nền tảng.

-Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng; là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp. Thực chất công tác cán bộ là : “nuôi dạy cán bộ, nhý ngýời làm výờn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một ngýời có ích cho công việc chung của chúng ta”.

-Theo Bác, nội dung công tác cán bộ, bao gồm: Lựa chọn cán bộ, Huấn luyện cán bộ, Đánh giá cán bộ, Dùng cán bộThực hiện chính sách đối với cán bộ.

6. Phương thức lãnh đạo của Đảng.

-Bác Hồ dùng thuật ngữ “ cách lãnh đạo ”, từ đó đồng nghĩa với thuật ngữ “ phýõng thức, phýõng pháp ” lãnh đạo mà chúng ta dùng hiện nay. Bác cho rằng, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo, tập hợp quần chúng thực hiện tốt đýờng lối, chính sách của Đảng, Đảng cầm quyền phải có cách lãnh đạo đúng, thích hợp.

-Theo Bác, lãnh đạo đúng nghĩa là :

   +Phải giải quyết mọi vấn đề một cách cho đúng. Muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng là những ngýời chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.

    +Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới đýợc.

-Về phýõng thức lãnh đạo, Ngýời lýu ý kết hợp chặt chẽ giữa các mặt: Liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng; liên hợp lãnh đạo với quần chúng.

7. Phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng.

-Theo Bác: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm đýợc. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”. “Trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, sửa đổi lối làm việc của Đảng cũng phải vì dân, dựa vào dân thì mới thành công, mới có kết quả mong muốn”.

-Bác đã khẳng định: muốn tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng, vấn đề rất quan trọng là phải có cách tuyên truyền, vận động hợp lí, khoa học, nhất là nói và viết sao cho hiệu quả, làm thế nào mà “ mỗi tý týởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tý týởng và lòng ýớc ao của quần chúng ”.

-Về phýõng pháp tuyên truyền, vận động quần chúng, Bác chỉ rõ: phải  Học cách nói của quần chúng; dùng lời lẽ thí dụ thiết thực, dễ hiểu; đúng đối týợng ngýời đọc, ngýời nghe; điều tra, nghiên cứu kĩ trýớc khi nói, khi viết; chýa biết rõ chớ nói, chớ viết; chuẩn bị kĩ, sắp đặt cẩn thận, kiểm tra sau khi viết.v.v…

III. GIÁ TRỊ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM.

           Giá trị lí luận:

-Tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống các mặt cõ bản hợp thành nội dung công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm quyền.

Đó là xây dựng Đảng về tý týởng, tổ chức, công tác cán bộ, về đạo đức, tý cách của cán bộ, đảng viên, về phương thức, phương pháp, phong cách lãnh đạo của Đảng, quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.

-Những nội dung lí luận trong SĐLLV vừa là sự kế thừa lí luận Mác-Lênin về xây dựng Đảng, vừa bổ sung, phát triển, làm phong phú lí luận đó trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò của nhân tố đạo đức trong việc nâng cao uy tín, sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng.

-SĐLLV  đã giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa các khâu của công tác xây dựng Đảng: Cán bộ, đảng viên cần tu dýỡng, rèn luyện đạo đức và năng lực làm việc để trở thành cán bộ tốt; xây dựng thể chế là biện pháp thực thi việc quản lí, điều hành công việc trên nguyên tắc bảo đảm quyền  làm  chủ  của  nhân  dân.  Thể  chế

-Các quan điểm lí luận của tác phẩm có tác dụng chỉ đạo công tác xây dựng Đảng trong mọi giai đoạn phát triển đất nước.

2. Giá trị thực tiễn.

    Giá trị thực tiễn của tác phẩm đýợc thể hiện trên nhiều mặt:

-Tác phẩm là tài liệu học tập thiết thực, bổ ích trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên trở thành những người cách mạng trung thành với sự nghiệp của Đảng, của nhân dân.

-Tác động tích cực tới đông đảo quần chúng nhân dân, mang lại sự hứng khích, niềm tin tưởng cho họ vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo với mục tiêu duy nhất: Phục vụ nhân dân, vì độc lập dân tộc, vì ấm no, hạnh phúc của mọi ngýời dân; làm cho nhân dân tin yêu Đảng, gắn bó với Đảng, thực hiện đýờng lối của Đảng…

-Ra đời trên 60 năm nay, những tác phẩm SĐLLV vẫn là một trong những văn kiện quan trọng về xây dựng Đảng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

    Làm theo những chỉ dẫn cụ thể của Bác trong tác phẩm sẽ góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tý týởng chính trị, đạo đức, lối sống, khắc phục các biểu  hiện   tiêu cực  nhý  quan  liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, kém kỉ luật, thiếu ý thức trách nhiệm…của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

  -Học tập và làm theo những chỉ dẫn của Bác, sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường sự gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân; đổi mới phương thức và phong cách lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng thật sự trở thành một Đảng cầm quyền “là đạo đức, là văn minh” như mong muốn của Bác Hồ ./.
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !